Khai mạc chương trình bồi dưỡng, tập huấn, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, “chuyển đổi số là chưa có tiền lệ. Vì vậy, tinh thần là chúng ta cùng nhau làm cái mới, cùng trao đổi, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau”.
Bày tỏ mong muốn các lãnh đạo, cán bộ của đơn vị chuyên trách CNTT của các bộ, ngành, địa phương sẽ cùng chung tay xây dựng, đóng góp ý kiến để Bộ TT&TT có thể tiếp tục nâng cao chất lượng cho các khoá bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số tiếp theo, Thứ trưởng cũng cho biết, sau khóa học này, Ban tổ chức sẽ tiếp tục tổ chức khoá bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số năm 2022 cho các cán bộ cấp xã của 11.000 xã trên toàn quốc.
Trong nội dung bài giảng về các nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số năm 2022, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, tại phiên họp lần thứ nhất của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là động lực.
Vì vậy, định hướng xuyên suốt trong năm 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng lưu ý các bộ, ngành, địa phương về 6 định hướng cụ thể và 22 nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số năm 2022. Trong đó, 6 định hướng cụ thể gồm có: Phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử; Phổ cập sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến; Phổ cập sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn sức khỏe cá nhân; Phổ cập sử dụng nền tảng số khác phục vụ nhu cầu thiết yếu; Phổ cập sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Phổ cập sử dụng nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nhấn mạnh triển khai các tổ công nghệ số cộng đồng là một trong những giải pháp đột phá, nhiệm vụ rất trọng tâm của năm 2022, Thứ trưởng đề nghị các bộ, ngành, địa phương lưu ý để thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đến tận cấp đơn vị, cơ sở phường xã, tổ đội.
Tổ công nghệ cộng đồng có sự tham gia của Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị xã hội khác, trong đó Đoàn Thanh niên giữ vai trò nòng cốt, chủ lực. Đây sẽ “cánh tay nối dài” của chính quyền, Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, thành phố để thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của quốc gia, của tỉnh, huyện, xã.
Được Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 1/2022, Đề án 146 xác định phát triển nguồn nhân lực là then chốt để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Một trong những mục tiêu cụ thể của Đề án 146 là đến năm 2025, 100% các bộ, ngành, địa phương xây dựng được mạng lưới chuyển đổi số đến tận cấp cơ sở với đội ngũ thành viên được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho tiến trình chuyển đổi số trong các ngành, các cấp. Đào tạo được tối thiểu 1.000 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia. |
Vân Anh
" alt=""/>Bộ TT&TT khởi động chương trình bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số năm 2022![]() |
Trường TH A Túc, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. (Ảnh: NTNN) |
Báo Nông thôn ngày naysố ra 1/4/2015 đưa tin về việc không chỉ một mà nhiều học sinh đang theo học tại các trường tiểu học và THCS tại huyện Hướng Hóa, Quảng Trị đi học nhiều năm không biết viết, dù chỉ là tên mình.
Thông tin trên báo cũng cho biết mặc dù địa phương đã lên tiếng phản đối nhưng nhà trường vẫn có giấu sự thực và học sinh vẫn được lên lớp bình thường.
Chia sẻ với báo chí, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội giật mình nói “không thể hiểu nổi sự việc”.
Trước vấn đề đặt ra, Bộ GD-ĐT đã cử đoàn công tác vào làm việc và cùng với đại diện Sở GD-ĐT Quảng Trị và phòng GD-ĐT huyện Hướng Hóa trực tiếp đến Trường Tiểu học A và Trường TH&THCS A Dơi để xác minh.
Qua làm việc trực tiếp với Ban giám hiệu, giáo viên, cha mẹ học sinh và kiểm tra thực tế đã khẳng định nội dung thông tin báo chí nêu đã phản ánh đúng sự thật.
Cụ thể, tại Trường Tiểu học A Túc: ba em H.V.T, H.V.Q (lớp 5) và H.V.T (lớp 4) không đọc được, chỉ viết được một vài chữ đơn giản. Phòng khám khu vực vùng Lia và BV Đa khoa huyện Hướng Hóa có giấy chứng nhận đây là ba học sinh khuyết tật. Các em được học hòa nhập.
Trong đó, có em H.V.T và H.V.T có vấn đề về thần kinh, ảnh hưởng đến học tập và em H.V.Q bị điếc bẩm sinh, khó khăn về nói, thần kinh chậm phát triển-xếp loại sức khỏe loại 5.
Học sinh H.V.L, năm học 2013-2014 thực tế không bỏ học nhưng thường xuyên không đến trường. Tuy nhiên, cuối năm học em L. vẫn được nhà trường tặng giấy khen đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Tại Trường TH&THCS A Dơi: Ba em H.V.Th, H.V.H (lớp 7) khả năng đọc, viết, tính toán rất hạn chế, chỉ làm được những bài toán cộng, trừ đơn giản. Chưa đảm bảo được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh ở trình độ lớp 7.
Có buông lỏng thực tế
Công văn ký ngày 10/4 của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển gửi Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Trị kết luận: Để xảy ra tình trạng trên trách nhiệm trước hết thuộc về các giáo viên dạy và đánh giá học sinh từng năm học đã thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện đúng các quy chế chuyên môn, không báo cáo thật chất lượng và trình độ của học sinh với Ban giám hiệu nhà trường. Thầy cô cũng không có giải pháp khắc phục tình trạng yếu kém của học sinh.
Về phía sở, phòng và nhà trường - Bộ GD-ĐT cho rằng, có sự buông lỏng quản lý chỉ đạo, thiếu sâu sát thực tế, không thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng giáo dục.
Bởi, Trường Tiểu học A Túc không có hồ sơ giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật, không có giải pháp riêng phù hợp với đặc điểm sức khỏe và khả năng nhận thực của các em cũng không có biện pháp phối hợp với gia đình để theo dõi, giúp đỡ học trò.
Cả hai nhà trường đều không thực hiện việc nghiệm thu bàn giao chất lượng học sinh từ giáo viên dạy năm học trước (lớp dưới) cho giáo viên dạy năm học sau (lớp trên), từ tiểu học lên THCS. Phòng GD-ĐT huyện Hướng Hóa, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng trị không chỉ đạo nghiêm túc việc này.
Công tác thanh, kiểm tra hàng năm của các cấp quản lý giáo dục địa phương không phát hiện được hoặc đã bỏ qua những thiếu sót của giáo viên và nhà trường trong nhiệm vụ dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh.
Khắc phục ngay tình trạng "ngồi nhầm lớp"
Bộ GD-ĐT yêu cầu Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị khẩn trương triển khai chỉ đạo Trường Tiểu học A Túc và Trường TH & THCS A Dơi khắc phục ngay tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”.
Hiệu trưởng hai trường cần nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân liên quan, chấn chỉnh công tác quản lí chỉ đạo dạy và học của giáo viên, học sinh; xây dựng kế hoạch cụ thể để giúp đỡ những học sinh đang “ngồi nhầm lớp”...
Phòng GD-ĐT huyện Hướng Hóa kiểm tra, đôn đốc và hỗ trợ các nhà trường trong việc tổ chức phụ đạo, kèm cặp, giúp đỡ những học sinh đang “ngồi nhầm lớp”. Định kỳ báo cáo cụ thể bằng văn bản về chất lượng giáo dục của các học sinh trên với sở GD-ĐT.
Lãnh đạo ngành giáo dục Quảng Trị cũng cần chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, đánh giá học sinh trong năm học, cuối học kỳ, cuối năm học; tất cả các trường trong tỉnh rà soát trình độ học sinh, phân loại và có biện pháp kịp thời giúp đỡ để học sinh đều có thể đạt yêu cầu theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, không để xuất hiện thêm những học sinh “ngồi nhầm lớp”.
Sở, phòng và nhà trường cùng giáo viên cần rút kinh nghiệm, triển khai các giải pháp nhằm tăng cường sự phối hợp thường xuyên giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Bộ GD-ĐT đề nghị Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị chỉ đạo, triển khai tốt các yêu cầu trên và báo cáo bằng văn bản về Bộ.
Sự việcxảy ra ở Trường Mầm non xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.
Tháng3/2015, cô giáo Lương Thị Hà (33 tuổi) đi khám thì biết mình có thai gần 4 tháng. Tuynhiên, gia đình GV này quyết định để lại vì thai đã to và không nỡ bỏ con.
Ngày24/3, hiệu trưởng nhà trường Mạc Thị Nhị đã triệu tập giáo viên toàn trường đểhọp về vấn đề này.
Theo côgiáo Hà sau khi mọi người cho ý kiến, hiệu trưởng Nhị đưa ra một bản đánh máysẵn và yêu cầu mọi người ký vào. Nội dung biên bản cho rằng việc GV sinh con lầnthứ 3 làm ảnh hưởng tới thành tích chung của trường.
Ý kiếncủa hiệu trưởng Nhị cho rằng nhà trường đã vận động và tạo điều kiện một thờigian dài cho vợ chồng cô Hà tìm việc nơi khác nhưng không thực hiện. GV H. phảitìm mọi cách để không ảnh hưởng đến uy tín của trường
Tuynhiên cô Hà cương quyết không ký vì thấy biên bản đã chuẩn bị trước.
![]() |
Chị Lương Thị Hà(Báo Kiến thức) |
Trao đổi với báo Kiến thứchiệu trưởng trường mầm non Ngũ Đoan, Mạc Thị Nhị về nội dungphản ánh của chị Lương Thị Hà - bà khăng khăng: “Việc phản ánh là hoàn toàn saisự thật”. Tuy nhiên, khi lý giải cho việc họp bất thường ngày 24/3, hiệu trưởngnày đã không giải đáp được mà chỉ cho rằng đó là công việc…thường xuyên (!).
Về phương án chị Hà phải chuyển trường, bà Nhị cho biết: “Chúng tôi chỉ đápứng nguyện vọng của gia đình để chị Hà chuyển trường khác làm việc chứ không épchị ấy. Gia đình chị Hà đã có đơn với nguyện vọng xin chuyển sang trường khácdạy”.
Nói về cách trả lời của hiệu trưởng Nhị, anh Cường, chồng chị Hà khẳng định:“Chúng tôi không có đơn trình bày nguyện vọng chuyển trường nào cả. Chỉ vì chịNhị ép vợ chồng tôi nên chúng tôi hứa ở nhà chị Nhị sẽ tìm việc mới cho vợ tôi.Ngay sau đó chưa được một tuần, chị Nhị đã ép bằng được vợ tôi phải chuyển đi.Hiện nay vợ tôi đang sống trong tình trạng lo âu căng thẳng vì gia đình vẫn chưatìm được nơi làm việc mới”.
![]() |
Đơn thư chị Hà gửi các đơn vị chức năng xem xét (Báo Kiến thức) |
Sáng7/5, trao đổi với VietNamNetông Lê Công Thiệp, Trưởng phòng Giáo dục H.Kiến Thụy cho biết: UBND huyện đã giao cho Phòng Giáo dục lập đoàn công tác kếthợp với Trường mầm non Ngũ Đoan xác minh, làm rõ nội dung phản ánh của cô H.
Chúngtôi đã có văn bản báo cáo UBND huyện. Ý kiến ban đầu là vẫn chưa đủ căn cứ đểkhẳng định điều gì về đơn của cô H..
Trướcmắt, Phòng GD-ĐT Kiến Thụy yêu cầu nhà trường giữ đoàn kết nội bộ, không đượctrù úm giáo viên.
Vềhướng xử lí, ông Thiệp cho biết: Chúng tôi tham mưu cho UBND huyện Kiến Thụytrước hết vì cô H. là Đảng viên, đang mang thai nên sau khi sinh con, nghỉ 6tháng theo quy định sẽ khiển trách ở chi bộ. Thứ hai, do cô H. là giáo viên hợpđồng không xác định thời hạn nên theo hướng dẫn tạm thời của UBND TP sẽ kiểmđiểm dựa trên quyết định hợp đồng lao đồng của cô. Và chỉ dừng lại ở hai mức nhưvậy.
Về việcvận động giáo viên sinh đẻ có kế hoạch, theo ông Thiệp là việc làm thường xuyêncủa các trường. Qua chuyện của cô H., ông Thiệp cho biết: Phòng GD-ĐT Kiến Thụysẽ nhắc nhở các trường phải thường xuyên quan tâm, động viên các cô giáo thựchiện tốt chủ trương này.
Văn Chung" alt=""/>Hiệu trưởng ép giáo viên chuyển trường vì mang thai